Qua nhiều năm nghiên cứu, đối với Phương pháp chích lể, chúng tôi đã tổng kết được 9 loại dấu vết đặc trưng biểu hiện bệnh lý cần chích lể.
Các dấu vết báo bệnh nầy biểu hiện bản chất của các bệnh trong cơ thể, vì cơ thể con người gồm nội môi và ngoại môi là một khối thống nhất. Vì thế, bịnh của lục phủ ngũ tạng và các tổ chức sẽ lộ ra ngoài da những dấu vết ở những vùng tương ứng với nội tạng. Do đó, khi ta lể ngay dấu vết đó thì có thể điều trị được sự rối loạn, mất quân bình sinh hoá (bệnh) ở các cơ quan tạng phủ liên hệ.
Các dấu vết đặc trưng của bộ môn Chích Lể có đặc tính chung:
+ Hình dáng, màu sắc, kích thước và vị trí mỗi lúc khác nhau.
+ Xuất hiện lên trên da hoặc nằm sâu trong các phần mềm
tại các vùng đau.
+ Nơi nào có đau thì nơi đó hiện lên những dấu vết cần CL
+ Ngoài ra, có những vùng và điểm được chỉ định để trị một
số bệnh có hiệu quả do kinh nghiệm xưa nay truyền lại.
Dưới đây là 9 loại dấu vết đặc trưng của môn chích lể được chúng sắp xếp theo thứ tự thường gặp và thường dùng, gồm có:
– 4 Huyết: Tụ Huyết, Ứ Huyết, Đọng Huyết, Xuất Huyết.
– 5 Điểm: Điểm Đau Tê, Điểm Sưng Lở, Điểm Ngưng Dịch, Điểm Đọng Đặc, Điểm Chỉ Định.
1 – Tụ Huyết:
Là trạng thái máu bị nhiễm độc từ chung quanh dồn tụ lại một chỗ thành một điểm, một chấm hay một nốt, nhỏ cỡ bằng chân nhang, tròn hoặc hơi tròn màu đỏ, màu rĩ sét, màu đen, màu xanh ánh, màu trắng…
Chúng ở riêng rẻ hay gom tụ như tán mặt trời màu rĩ sét nằm ở bề mặt da, các vùng lõm, trủng ở gối chân, gối tay hay mắt cá, thường thấy ở các khớp hoặc tại vùng đau…
Có những nốt đỏ láng nằm dưới da dễ lầm với nốt muỗi cắn; hoặc có điểm bầm đen hay là màu rỉ sét, những điểm đau màu đen thẫm; cũng có những điểm vạch ra thấy xanh ánh dưới da nằm sâu trong phần mềm của thịt; có những điểm tròn trắng láng như đầu hạt gạo thường thấy ở trên đầu các cụ bà đau đầu kinh niên hay lưng các cháu nhỏ bị đẹn.
Điểm tụ huyết thường gặp ở những bệnh cảm mạo, ho hen, nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt, đau mắt, viêm quanh khớp vai, đau cứng lưng trên, đau vùng bụng, đau thắt lưng (vì cảm lạnh), sốt rét, sổ mũi, hen suyễn, viêm xoang, cứng cổ, đau đa khớp, tê liệt tay chân, đau thần kinh toạ, nhiều bệnh thuộc về phong thấp…
Các loại bệnh trên do cơ thể suy yếu, bị cảm nhiễm gió sương, mưa nắng, khí độc mới hoặc lâu của thời tiết khí hậu gây nên hoặc do các loại vi khuẩn gây ra.
2- Ứ Huyết:
Là do ở tĩnh mạch, máu bị bế tắc hai đầu, máu ở đoạn giữa ứ lại, làm cản trở dòng máu lưu thông về tim. Hiện tượng ứ huyết lâu ngày làm tĩnh mạch giãn to ra gọi là tĩnh mạch trướng, phát sinh do cơ thể bị trúng lạnh, tạng phủ ứ máu, thường thuộc 3 dạng chính:
– Ứ Huyết ở những đoạn tĩnh mạch lớn. Máu ứ lại thành những đoạn, những khúc chạy ngoằn ngoèo quanh co, thường gặp ở khuỷu chân, bắp chân, thắt lưng, vùng bụng và hông.
– Ứ Huyết thành bọc hay túi màu xanh lạt, trông hơi anh ánh. Dạng nầy thường thấy ở bắp vế, bắp chân, mông, đầu, gây chứng đau buốt.
– Ứ Huyết ở phần cuối tĩnh mạch bị dãn ra nổi lên mặt da thành từng túi đơn độc hoặc từng chùm, rải rác hay tập trung hoặc xoắn xuýt lại với nhau như búi chỉ, rể cây thường thấy ở mông, đùi, bắp chân…
Để dễ nhận diện, loại ứ huyết lớn thường có màu xanh hơi thẫm hơn màu của tĩnh mạch, nhưng lại ứ thành bọc, túi hay đoạn phình ra lớn hơn tĩnh mạch. Còn loại ứ huyết nhỏ thưòng có màu đỏ tím, đỏ hồng, đỏ nhạt, tạo thành những đoạn ngắn nằm rải rác hay tập trung giống như rễ cây. Ở một số bệnh nhân giống như bán vòng kiềng hay vòng kiềng màu đỏ nhạt, thường hiện ra ở tay, chân, lưng, vai.
Bệnh nhân có tạng hàn thường bị ứ huyết, vì hàn dễ gây ngưng đọng máu. Hiện tượng ứ huyết thường thấy ở người bị trúng gió lạnh, cảm hàn, á khẩu, tê mõi tay chân, hen suyễn tức ngực, tức bụng, liệt bán thân, đau lưng, phong ngứa ở chân.
Huyết ứ lại thành từng đoạn, từng khúc, từng túi, từng bán vòng kiềng hay vòng kiềng ngoằn ngoèo theo tĩnh mạch nhỏ có màu bầm đen hoặc là xanh ưởn nằm ở mặt da hay dưới da, như ở các bắp chân của phụ nữ thường nổi gân xanh; ở phụ nữ có bướu tử cung hay là gần tới thai kỳ, cái thai đè xương chậu, làm cho máu ở tĩnh mạch chân chạy ngược về tim bị chèn ép lâu ngày chày tháng, máu ứ lại ngày càng nhiều làm cho mạch giãn trở thành dị tật (tĩnh mạch trướng).
Có những người bị đau lưng hoặc đau chân nổi lên những đoạn giãn mạch, chứa máu ứ bầm đen. Như trong bệnh nghề nghiệp của thợ may, thợ nhà in, lái xe… vì đứng hay ngồi lâu máu dồn xuống làm giãn mạch, lâu ngày chày tháng thành tật, chân thường đau nhức.
Những người bị liệt nửa người, đau dây thần kinh toạ, do bị trúng khí lạnh hoặc nước lạnh thấm vào làm khí huyết ngưng trệ từng nơi, từng chỗ thành những đoạn ứ huyết bầm xanh nằm trong phần mềm hay dưới da, làm đau buốt, đi đứng nằm ngồi thấy nhức nhối khó chịu.
Khi có ứ huyết các tế bào bị nhiễm độc, dây thần kinh bị chèn ép khó hoạt động, tuần hoàn bị trở ngại, các cơ cứng co duỗi khó khăn, tay chân bị tê, liệt. Nếu ta tìm chích cho thật hết những điểm ứ huyết đó, loại được máu độc ra khỏi vết thương tại chỗ, làm cho khí huyết lưu thông điều hoà, tuần hoàn máu hoạt động bình thường thì con người khoẻ lại.
3 – Đọng Huyết:
Là trạng thái máu đọng lại, chứa trong từng bọc, từng vũng hay từng lổ sưng lên bầm tím, máu đen bầm. Có khi da thịt bị nứt tét rồi máu chảy ra chưa hết mà chỗ da đã lành lại nên còn bọc trống chứa một ít máu gây đau nhức khó chịu. Nguyên nhân : là do trong cơ thể nơi nào đó bị đánh, bị đập, bị va vấp, bị chấn thương, các bắp thịt các cơ nơi đó bị dập, bị huỷ hoại, các thành mạch bị đứt, máu chảy ra dồn lại, đọng tại vết thương. Vết thương bên trong chưa lành mà da bên ngoài đã liền trước rồi, nên bọc máu đen còn bên trong gây nhức buốt khó chịu.
Ở bệnh viện người ta dùng ống chích đâm vào hút máu bầm đó ra, còn ta phải dùng kim hơi to chích ngay vào điểm đau, điểm đọng cho máu đọng phụt chảy ra, cần nặn thêm để hết máu đen, máu bầm. Ta cũng có thể dùng kim tiêm thuốc để chích và hút máu đọng ra nếu thấy cần thiết. Tiếp tục chích và rút máu bầm ra nhiều lần, máu mới tới thay thế và sinh tế bào mới làm liền vết thương.
Có những người bị té dập đầu xuống đất, làm bể thành mạch máu bên trong da đầu, máu đó chèn ép các dây thần kinh bên trong, làm cho chóng mặt mỗi khi cử động cúi đầu … Có người hàng 10 năm hay 20 năm, uống thuốc và điều trị bằng nhiều cách không hết, chỉ cần lể và lấy máu ứ ở nơi đó ra là hết bệnh ngay.
4 – Xuất Huyết:
Là trạng thái vỡ thành mạch máu hoặc bị lủng, máu chảy ra ngoài mạch đọng lại thành từng về, từng vệt, từng đám xuất huyết lớn nhỏ hơn đồng xu, màu thâm tím, loang lổ chỗ trắng, chỗ xanh nằm dưới da, hoặc lộ trên mặt da, chèn ép các mạch máu khác gây tê mỏi khó chịu, thường có ở bắp chân, bắp tay. Đồng bào ta thường gọi là bị ma cắn, vì từ tối đến nửa đêm chưa thấy gì mà sáng lại thấy xuất hiện từng dề, từng vệt như thế.
Nguyên nhân: những đám xuất huyết ở chân là do ta xoay trở chân một cách bất ngờ, hay chân bị va chạm mạnh, thành mạch nơi đó yếu mỏng bị bể (vỡ) mạch, máu chảy ra thành từng vệt. Cũng có trường hợp nửa đêm thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng một cách nhanh chóng, làm cho thành mạch bị xơ cứng và bị bể.
Có những trường hợp xuất huyết do máu của người bệnh có nhiều nhiệt độc, bào mòn thành mạch, làm cho thành mạch bị lủng lỗ, hoặc thành mạch thưa, máu thấm ra ngoài thành từng đám, làm cho da thịt xung quanh đó bị tê mỏi.
Những loại xuất huyết trên ta lể kế những miệng bị bể, nặn máu trong các vệt xuất huyết ra hết. Nếu chỗ nào còn bầm chưa ra được thì ta lể ngay chỗ bầm đó mà năn cho hết máu. Rồi những vệt xuất huyết đó trong vài ngày sẽ tan dần, mặt da sẽ trở lại bình thường.
Còn những trường hợp xuất huyết nội như bị xuất huyết bao tử, xuất huyết não, máu chảy ra chèn ép các dây thần kinh trung ương không hoạt động được nữa, nếu nặng sẽ gây cho người bệnh bị hôn mê rồi chết. Trường hợp nầy Khoa Chích Lể ta chưa đủ phương tiện và không được phép can thiệp.
5. Điểm Sưng Lở: Viêm Nhiệt Nhiễm Trùng.
Là trạng thái máu có nhiễm trùng hay nhiệt độc và xông lên ở một điểm nào nay, làm các tế bào trương lên thành từng u, từng gò hay từng mụt trong vùng đau. Có những mụt sưng to, có tia máu đỏ bầm tập trung lên đỉnh của mụt đó, gây nóng nhức khó chịu. Có những gò sưng nóng lên, đỏ và rất nhức nhối như trường hợp bịnh đau khớp cấp, hoặc những mụn đỏ nổi lên mặt thường thấy ở giới phụ nữ làm ê ẩm khó chịu. Cũng có những u nhọt sưng đỏ ở đầu trẻ em làm đau nhức ran thường do thời tiết oi bức kéo dài mà ra hoặc do khí huyết cha mẹ truyền lại hoặc đã dùng thực phẩm không lành, không hợp.
Những bịnh đó xãy ra do nhiều nguyên nhân:
a- Do cha mẹ trong người có nhiều nhiệt độc, nên di truyền lại cho con có nhiều u nhọt.
b- Do sống ở những nơi hâm nóng có lửa hoặc có điện hay là bị nắng của mặt trời quá nóng.
c- Do chế độ ăn uống những chất quá cay nóng như : ớt, tiêu, rượu, cà phê, thuốc lá…
d- Do sống trong môi trường có nhiều chất độc hoặc vi trùng, ký sinh trùng, siêu vi trùng…có hại xâm nhập vào theo máu gây nên bịnh hoặc do những bịnh phong thấp kéo dài nhiều năm biến chứng chuyển hoá thành nhiệt gây ra những bịnh trên.
Với những mụt sưng lở như thế, khi lể ta phải nặn cho hết máu độc, máu bầm làm cho mụt nhọt thật xẹp xuống bịnh mới khỏi nhanh được. Nếu mụt đang nung mủ thì cần đợi cho chín muồi, tìm thuốc phá miệng cho ra mủ hoặc đâm kim ngay chỗ có mủ và nặn cho ra hết mủ, làm nhiều lần như thế để nặn thật hết máu độc, chỗ sưng xẹp xuống, da thịt trở lại bình thường. Những mụt đinh râu (mụt bạc đầu) ở trên môi, cằm rất nguy hiểm, ta không nên lể mà cũng không nên dùng móng tay quào phá mụt đinh râu vì dễ bị nhiễm trùng sưng lên nguy hiểm…
6. Điểm Tê Đau:
Là nơi có hiện tượng tụ huyết, ứ huyết, xuất huyết hay đọng huyết nằm sâu trong phần mềm của thịt gây nhức nhối mà ta không trông thấy được.Trường hợp này bệnh nhân cần cho biết nơi nào tê đau nhất, ta ấn đầu ngón tay thẳng đứng vào đó, nếu người bệnh cảm thấy đau tê thì ta lể ngay tại chỗ, đúng tâm điểm tê đau, máu phụt chảy ra, ta nặn cho hết máu độc.
Trong điểm tê đau đó, thường biễu hiện ra nhiều loại:
– Khi châm kim vào máu không phụt ra mà phải nặn, đó là có tụ huyết, ứ huyết hay xuất huyết trong điểm đau.
– Còn đâm kim vào ngay điểm đau, khi rút kim ra, máu phụt ra theo kim, đó là trong điểm đau có điểm ứ huyết và đọng huyết.
Do đấy ta có thể biết điểm đau đó là bịnh như thế nào.
Trước khi muốn chích lể, ta đề nghị bịnh nhân chỉ điểm đau và ấn vào bằng ngón tay thẳng đứng. Nơi nào thấy đau nhói, nơi đó đúng là điểm đau. Nếu có chỗ nào bệnh nhân không ấn tay được thì ta dùng ngón tay trỏ của ta đè mạnh xuống. Nơi nào bịnh nhân thấy đau nhói thì đúng là điểm đau, ta dùng hai ngón tay trỏ và cái của tay trái véo thẳng da chỗ đau đó lên, tay phải dùng kim đâm thẳng mạnh sâu vào trung tâm điểm đau, nặn hết máu độc ra thì bịnh sẽ lành.
Đa số điểm đau đóng sâu trong phần mềm, trong da thịt, không nhìn thấy được. Do đó khi khám bịnh ta phải phối hợp với bịnh nhân, hỏi bịnh nhân rất cặn kẽ để xác định bịnh.
Có những bịnh như nhức mắt, mờ mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt sống, trên chân mày xung quanh mắt không thấy những tụ huyết nhưng chỉ định lể ngay vùng chân mày và xung quanh mắt nơi nào có điểm đau thì cứ lể và lể tiếp vùng tréo với mắt đau ở sau lưng có những điểm tụ huyết và rờ trên da đầu nơi nào có đau nhức thì cứ lể.
7 – Điểm ngưng dịch: của các chất dịch không phải là máu.
Điểm ngưng dịch là nơi các chất dịch ngưng đọng ở da thịt và gây nên các bệnh như:
– Chảy nước mũi (lổ mũi), chảy nước mắt (tuyến lệ), mồ hôi tay chân (tuyến mồ hôi), phù thủng tay chân, mặt nổi u, có chất nước độc (ở lưng, ngực, mông), mụn nhỏ (ở tay, lưng). Chất dịch ở bên trong là nước nhờn, hơi đục, trắng hay vàng như huyết tương.
– Phù nề toàn bộ tay chân, mắt, bụng, mụn u nổi to bằng trái chanh và thường ở lưng; mụn nhỏ bằng đầu ngón tay ở mặt, lưng, ngực. Các điểm ngưng dịch này làm đầu ê, nặng nề, khó chịu, mất ăn, mất ngủ, người buồn bực, khô khan.
Ngoài những bịnh do khí huyết nhiễm độc, ta còn phải chích lể lọc lấy các chất dịch bị nhiễm độc gây nên bịnh, loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Ở những ngưòi bị phù, thủng tay hay chân, có khi một tay hay một chân sưng to lên, trên mặt da thỉnh thoảng thấy có chỗ láng bóng (bằng phẳng chứ không phồng u lên), nếu chích vào thì dịch như huyết tương sẽ chảy ra, hoặc ở bắp vế có những cơ, những chùm cơ cứng hoặc ở lưng ở ngực cũng có những điểm sưng phù, lể ra nước nhờn đùng đục, vàng vàng từ từ chảy ra tựa như huyết tương. Tiếp tục lể nhiều lần để cho nước nhờn đó ra hết.Ta tìm các đoạn ứ huyết ở phía trên hay phía dưới vùng sưng, lể nặn ra thật hết máu bầm, thì chân hay tay xẹp xuống.
Những điểm ngưng dịch dưới dạng các mụt u trên mặt da của cơ thể ( thường ở tay, chân, ngực, lưng, hông, trán) bất ngờ thấy nổi cộm lên những gò nhỏ bằng đầu ngón tay, có khi lớn bằng quả cam, giống màu da nhưng hơi láng, làm cho bệnh nhân mệt mõi, ê ẩm đau nhức khó chịu. Khi chích, ta thấy chảy ra chất dịch màu vàng, đôi khi đục đục. Năn hết chất dịch ra, hạch xẹp xuống, da trở lại bình thường, người cảm thấy nhẹ nhhàng dễ chịu.
Ngoài ra còn có các loại điểm chích lể chảy ra nước trong, nước vàng nhớt. Có loại điểm nằm trên mặt da lớn nhỏ như đồng xu mà cứng. Có loại mụt chích lể chảy ra nước như mủ lẫn máu hay máu có nước. Những điểm này làm ê ẩm, nặng nề làm trở ngại cho việc cử động. Những người có điểm đó da mặt khô khan sù sì, trong người khó chịu, nên chích lể để cho cơ thể hoạt động bình thường.
8- Điểm đọng đặc: của các chất đặc không gây nên bệnh.
Điểm đọng đặc là do tuyến mồ hôi phì đại, chứa các chất đặc, dẽo do cơ thể bài tiết ra, tạo thành cục u, túi mụn và nang bọc. Thường gặp nhất là mụn u.
Mụn u : có bọc cứng hoặc mềm, có màu sắc của da bình thường, không sưng đỏ, không gây đau nhức, chỉ làm nặng nề khó chịu.
Thỉnh thoảng mụn thuờng có ở mặt, cổ, nách, lưng, hông hay tay chân làm bệnh nhân có cảm giác nặng nề, đôi khi đau nhức.
Sau khi chích vào đúng giữa mụt, nặn ra hoặc tự phụt chất đặc dẽo như keo màu xám đen hoặc màu trắng như bã đậu. Nặn xong, mụt xẹp xuống, da bình thường trở lại, người bịnh thấy nhẹ nhàng khoan khoái… Nếu không bóc nang ra thì thường tái phát.
9 – Điểm chỉ định: (Ở những bệnh không đau nhức).
Điểm chỉ định là những vị trí cố định trên cơ thể bịnh nhân dùng để chích lể trong một số bệnh nhất định. Có những điểm qua lâm sàng trị liệu thường thấy trùng hợp với các huyệt vị của châm cứu.
Đây là những điểm đặc trị rất hiệu nghiệm được rút ra từ những kinh nghiệm lâu đời hoặc mới khám phá truyền lại. Thực hiện đúng, chắc chắn sẽ có hiệu quả nhất định.
Ví dụ: Gặp bệnh cấp cứu, bất tỉnh nhân sự, ta lể:
– Vùng giữa hai chân mày (ấn đường).
– Vùng lõm mũi (nhân trung).
– 10 đầu ngón tay, ngón chân (thập tuyên)…
Nguyên tắc chung của chích lể là:
“ Đau đâu chích đó; Nhức chỗ nào, lể chỗ nấy “.
Khi không tìm thấy 8 loại dấu vết biểu hiện trên, ta lể một số điểm chỉ định biết được theo kinh nghiệm cổ truyền. Một tạng phủ nào đó bị tổn thương gây bế tắc kinh mạch tương ứng với các điểm chỉ định liên hệ. Lể các điểm nầy, rồi nặn hết máu độc ra để khí huyết lưu thông điều hoà tức là phục hồi được chức năng của tạng phủ ấy.
Chích lể theo điểm chỉ định thường gặp ở những người bị bất tỉnh nhân sự, á khẩu, phạm phòng, chết ngất, ỉa chảy, sốt rét…
KẾT LUẬN:
Muốn chích lể điều trị lành bệnh với hiệu quả cao, kết quả nhanh, trước tiên phải khám bịnh kỹ càng, làm bệnh án đầy đủ, xác minh đúng và rõ ràng chính xác các dấu vết cần chích lể, hiểu rõ và thực hành đúng các nguyên tắc chích lễ là điều rất quan trọng mà mỗi thầy chích lể cần phải tuân thủ nghiêm túc.
Các dấu vết đặc trưng của môn chích lể chính là những hiện tượng biểu lộ bản chất của các bệnh ở bên trong. Chín loại dấu vết nầy rất quan trọng cho người chích lể, yêu cầu phải thực tế nhận thức tinh tường, sâu sắc. Vì những điểm đau hiện lên trên da trong vùng đau có những hình dáng khác nhau, màu sắc kích thước khác nhau, mức độ sâu cạn to nhỏ khác nhau, vị trí của từng loại dấu vết đóng sâu cạn cũng khác nhau và đóng từng chỗ không cố định ở một nơi nào. Nơi nào có đau thì nơi đó hiện lên dấu vết cần chích lể. Trong mỗi loại dấu vết đều có những dạng điểm khác nhau. Hơn nữa nguyên nhân gây ra các loại dấu vết đó mới hay lâu, nặng hay nhẹ cũng đều khác nhau.
Tuy nhiên, dù các triệu chứng của những bệnh diễn biến nặng nhẹ có khác nhau và dù cơ thể hiện lên các điểm đau phức tạp đến đâu đi nữa cũng không ngoài 9 loại dấu vết đặc trưng của môn chích lể đã được chúng tôi phân loại như trên.