Bài 1: I. 9 Bộ Môn Chích Lể

1061

1- CHÍCH: (Miền Bắc gọi là Trích) là dùng kim nhỏ (tam lăng) đâm nhẹ vào phần da chỗ đậm nhất của đoạn ứ huyết hoặc vùng điểm đọng huyết nơi có máu độc ứ đọng, khi rút kim ra, máu tự vọt chảy ra ngoài.

2- LỂ: (Miền Bắc gọi là Nhễ) là véo (níu) da lên, dùng kim đâm nhẹ vào đúng điểm tụ huyết hoặc xuất huyết, máu không tự chảy ra mà phải dùng tay nặn cho máu ra.

3- CẮT: Dùng miễng chai, miễng sành, dao nhỏ hay vật sắc bén rạch trên mặt da theo tuyến dọc, tuyến ngang hoặc ở một số bộ vị như ở lưng ngực, mặt… hoặc cắt nhiều vết ở một vùng đau cho ra máu, rồi chậm máu.

4- GIÁC: Dùng vật sắc bén nhọn như trên cắt, đâm vào vùng đau cho ra máu rồi lấy bầu giác úp lên chỗ đã cắt lể để hút máu ra nhiều hơn.

5 – BÚNG: Là cách thường dùng ở nông thôn trước đây. Nông dân lấy cây kèo dù, mài nhọn một đầu rồi uốn thành một góc vuông 90 độ (cạnh có mũi nhọn dài 2cm, cán dài 10cm). Người trị tay trái cầm cán, đưa mũi nhọn vào chỗ đậm nhất của đoạn ứ huyết (gân xanh), tay kia búng vào đầu mũi nhọn xuyên qua da, khi rút đầu kim ra, máu tự vọt chảy khá nhiều (có khi bịnh nhân bị tối mắt, té xỉu trong giây phút và tỉnh dậy nói đở đau, nhức, ngứa).

6 – NẺ: Dùng thanh tre nhỏ cỡ thân cây bút chì, một đầu có nhiều kim nhọn gắn thẳng góc với thanh tre. Cầm thanh tre gõ mũi kim nhẹ nhẹ từ từ vào phần mềm của da thịt có máu độc làm đau nhức, tê mỏi, ngứa… dùng tay nặn hết máu ra, rồi lau cho hết máu.

7 – HÚT: dùng ống chích (Seringue) đâm vào trung tâm của điểm máu đọng và rút hết máu, mủ ứ đọng trong vết thương ra hoặc dùng kim chích vào vết thương để máu vọt ra rồi nặn hết máu mủ. Cách này dùng để trị các trường hợp bị va vấp té ngã đánh đập (chấn thương trật đã), hoặc khối u có máu mũ ứ đọng sưng nóng đỏ đau. Cứ thế làm nhiều lần sẽ lành vết thương.

8 – BẬT: Dùng thanh tre bằng chiếc đủa ăn cơm, một đầu vuốt mỏng buộc 4 cây kim thẳng góc. Còn một đầu kia cứng tròn dùng để cầm. Lấy tay bật đầu thanh tre có gắn kim vào điểm đau của bệnh nhân làm cắt ngang mạch máu nổi hẳn ra ngoài mặt da làm cho máu đỏ đen phụt chảy ra nhiều, kết quả cũng bớt đau nhức.

9 – KHÊU ĐẬU LÀO: Lấy lá trầu không vò nát rồi chà xát vào vùng lưng, ngực… để phát hiện ra điểm đen hay đỏ nổi lên ở da thịt. Dùng kim lể vào những điểm đó, vít mạnh mũi kim lên để gây cho bệnh nhân có cảm giác đau, rùng mình đến toát mồ hôi. Làm như vậy vài lần, mồ hôi ra, nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống (có khi từ 40 độ C tuột xuống còn 37 độ C) người mát lại, bớt hoặc hết bệnh thấy rõ.
Sau hơn 50 năm (1993), và 60 năm (2005) kinh nghiệm điều trị bằng 9 phương pháp nêu trên chúng tôi nhận thấy: phương pháp chích lể tương đối tiện lợi và có nhiều ưu điểm hơn 7 phương pháp kia. Tất cả các phương pháp này đều cùng chung mục đích là lọc lấy các chất và máu bị nhiễm độc ra khỏi cơ thể, giúp cho tuần hoàn máu không bị tắc nghẽn, nhân điện và thần kinh không bị chèn ép, khí huyết lưu thông điều hoà, vì vậy có thể làm cho người khoẻ mạnh trở lại.

Thực tế lâm sàng cho thấy chích lể đem lại hiệu quả khá cao trong điều trị, tuy nhiên nếu biết kết hợp, phối hợp với các phương pháp (bộ môn) khác khi cần thiết, chắc chắn sẽ tăng thêm hiệu quả trong việc trị liệu.